3 điều cần biết trước khi chọn tôn cho mái nhà thép tiền chế.

Ngày đăng: 06:53 AM, 30/11/2023 - Lượt xem: 173

Nhà xưởng là loại công trình đặc thù, thường có diện tích rộng và được xây dựng theo hình thức nhà thép tiền chế lợp tôn. Vì vậy lựa chọn tôn lợp mái nhà xưởng tốt, bền, rẻ và phù hợp là vấn đề rất quan trọng. Ảnh hưởng đến chất lượng của toàn bộ công trình nhà xưởng của bạn.

Nhà xưởng là loại công trình đặc thù, thường có diện tích rộng và được xây dựng theo hình thức nhà thép tiền chế lợp tôn. Vì vậy lựa chọn tôn lợp mái nhà xưởng tốt, bền, rẻ và phù hợp là vấn đề rất quan trọng. Ảnh hưởng đến chất lượng của toàn bộ công trình nhà xưởng của bạn.

Và bạn sẽ không thể bỏ qua 3 kinh nghiệm lựa chọn tôn lợp mái nhà xưởng sau đây. Để có được công trình nhà xưởng lợp mái tôn hoàn hảo và ưng ý.

tôn cho mái nhà thép tiền chế
Mái tôn Seamlock cho nhà xưởng

Tôn cho mái nhà thép tiền chế loại nào tốt?

Tôn lợp mái trên thị trường hiện nay tương đối đa dạng về chủng loại và mẫu mã. Nhưng không phải loại tôn nào cũng phù hợp với đặc thù các công trình nhà xưởng.

Đặc biệt mỗi loại hình nhà xưởng khác nhau, nhu cầu sử dụng khác nhau cũng sẽ có những loại tôn lợp mái phù hợp.

Thông thường, để đánh giá và lựa chọn tôn lợp mái nhà xưởng tốt, các yếu tố sau thường được xem xét. Loại tôn (tôn lạnh hay tôn mạ kẽm), độ dày tôn, loại sóng, tính năng (tôn 1 lớp hay tôn cách nhiệt), màu sắc, thương hiệu nhà sản xuất tôn.

  • Loại tôn lợp mái nhà xưởng thép tiền chế

Nên sử dụng tôn lạnh hay tôn mạ kẽm là vấn đề rất được quan tâm khi lựa chọn tôn lợp mái nhà xưởng.

Trước đây, tôn mạ kẽm rất thường xuyên được sử dụng cho các công trình nhà xưởng bởi giá thành rẻ. Nhưng hiện nay người ta lại ưa chuộng sử dụng tôn lạnh hơn.

Tôn lạnh có độ bền cao, khả năng chống ăn mòn, chống han rỉ vượt trội gấp nhiều lần so với tôn kẽm. Chính vì vậy, mặc dù có giá thành cao hơn nhưng xét trên thời gian sử dụng lâu dài thì tôn lạnh lại tiết kiệm chi phí hơn. Do hạn chế được việc thay thế, sửa chữa mái tôn, giá trị thẩm mỹ của tôn lạnh cũng được đánh giá cao hơn tôn kẽm rất nhiều.

Tôn mái nhà xưởng DNC
Tôn Seamlock và Tôn Kliplock
  • Độ dày tôn

Độ dày tôn thường được lựa chọn tùy theo điều kiện thời tiết và khí hậu tại nơi xây dựng công trình nhà xưởng.

Những nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió bão. Sẽ cần sử dụng loại tôn có độ dày lớn hơn để tăng sức chống chịu và độ bền cơ học.

  • Loại sóng tôn

Tôn lợp mái nhà xưởng thường có hình thức cán sóng phổ biến nhất là tôn 6 sóng vuông, và tôn 11 sóng vuông. Ngoài ra còn có loại 5 sóng, 7 sóng, 9 sóng, kliplock.

Nhìn chung, tôn cán sóng có bước sóng lớn (5 sóng, 6 sóng) thường được sử dụng để lợp mái và làm vách ngăn cho những công trình có diện tích mái rộng

Tôn cán sóng có bước sóng nhỏ (9 sóng, 11 sóng) thường được sử dụng làm tường vách, lợp mái các phần công trình có diện tích nhỏ.

  • Tính năng

Hiện nay xu hướng sử dụng tôn cách nhiệt càng ngày càng được ưa chuộng, đặc biệt đối với nhu cầu lợp mái tôn nhà xưởng.

Tôn cách nhiệt (tôn PU, tôn 3 lớp) giúp mang đến cho nhà xưởng của bạn một môi trường làm việc thoải mái, chống nóng, chống ồn. Trong môi trường nhiệt độ cao, máy móc và hàng hóa trong nhà xưởng của bạn rất dễ hư hại, môi trường làm việc nóng bức cũng sẽ không thể mang lại hiệu quả cao.

Vì vậy trong xây dựng nhà xưởng tiền chế, tôn lạnh màu 1 lớp thường được sử dụng cho phần tường vách, mái nhà xưởng phần lớn được sử dụng tôn cách nhiệt.

  • Màu sắc tôn

Đối với màu sắc mái tôn cho nhà xưởng thông thường sẽ được lựa chọn theo sở thích hay phong thủy của chủ đầu tư. Đôi khi cũng sẽ được lựa chọn dựa theo đặc thù riêng của loại nhà xưởng.

Xem thêm:

  • Thế nào là tôn Seamlock? Khi nào thì nên sử dụng tôn Seamlock?
  • Tôn Kliplock là gi?

Giá thành của từng loại tôn cho mái nhà thép tiền chế

Giá tôn lợp mái là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với nhu cầu lợp mái nhà xưởng. Đặc biệt đối với các công trình nhà xưởng quy mô lớn.

Ai cũng muốn mua được tôn giá rẻ để tiết kiệm chi phí xây dựng nhà xưởng của mình. Nhưng điều này lại khiến các dòng tôn giả, tôn kém chất lượng giá rẻ có cơ hội trà trộn. Làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình nhà xưởng.

Đơn giá nhân công lợp mái tôn lợp mái tôn nhà xưởng thông thường sẽ phụ thuộc vào độ phức tạp và độ cao của mái. Để có báo giá thi công mái tôn nhà xưởng tốt nhất, bạn hãy tham khảo thông tin của nhiều đơn vị thi công khác nhau và cân nhắc trong các đơn vị thi công uy tín.

Ngoài ra, bạn cũng nên nắm rõ các bước thi công mái tôn nhà xưởng để có thể tự đánh giá báo giá thi công mái tôn, giám sát thi công để có được chất lượng công trình mái tôn hoàn hảo nhất.

Các bước thi công mái tôn nhà thép tiền chế

Một quy trình chuẩn kỹ thuật, đảm bảo độ an toàn sẽ giúp cho công trình của bạn được hoàn thiện cả về thẩm mỹ lẫn công năng. Bởi thế việc nắm rõ các bước thi công lợp mái tôn cho nhà xưởng là vấn đề quan trọng mà bạn không thể bỏ qua.

 tôn cho mái nhà thép tiền chế.
Lợp tôn mái nhà xưởng bằng tôn Seamlock

Một quy trình thi công mái tôn cho nhà xưởng thông thường sẽ được tiến hành trình tự theo các bước sau.

Bước 1: Xác định diện tích mái tôn cần lợp

Đồng thời xác định kích thước tấm tôn lợp mái để tính toán được số lượng tôn cần sử dụng. Từ đó tính toán được số lượng phụ kiện mái tôn đi kèm

Bước 2: Chuẩn bị thi công

Sau khi chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu cùng dụng cụ thi công cần thiết. Bạn nên thực hiện khảo sát vị trí mái tôn cần thi công, xác định trình tự thi công.

Bước 3: Tiến hành thi công

Định vị tấm đầu tiên cho thẳng, đúng vị trí. Những tấm tôn tiếp theo cũng cần được đặt vào vị trí phù hợp. Giúp công trình có thể hoàn thành đẹp và chính xác nhất. Chắc chắn không có các khoảng lồi vào hay xối rìa không đều nhau. Sau đó sử dụng đinh vít đầu có vòng đệm cao su để cố định tấm tôn.

Các tấm tôn ở điểm nối nhau cần phải gối lên nhau ít nhất 1 inch. Hoặc 1 lớp tôn để đảm bảo độ bao phủ của mái tôn với ngôi nhà. Ngoài ra, để các tấm tôn lợp mái nhà xưởng có độ kín tối đa, người ta thường sử dụng keo silicon ở các điểm nối (đặt keo trước khi đặt tấm tôn xuống). Silicon có tác dụng giúp các tấm lợp gắn chặt với nhau.

Sau khi đã hoàn thành lắp đặt cho toàn bộ mái nhà theo trình tự từ đỉnh cao nhất của mái nhà xuống phía dưới mép, cần phải kiểm tra lại để xác định các tấm tôn đã đều đặn và đúng vị trí chưa.

Cuối cùng là lắp đặt các tấm che khe nối. Các tấm che khe nối này có hình dáng giống với mái hắt. Nhưng điểm khác biệt là nó được sử dụng để đặt lên các khe trên mái nhà. Khi lắp đặt bạn có thể uốn cong nó thành hình tương ứng với phần nóc mái nhà. Và sử dụng độ rộng của nó để quyết định dùng một hay hai hàng ốc.

Bước 4: Hoàn thiện công trình, kiểm tra

Khi đã hoàn tất lắp đặt nên kiểm tra toàn bộ công trình mái một lần nữa để chắc chắn rằng mái đã khít, chắc chắn và an toàn.

Trên đây là những điều bạn nên biết trước khi quyết định lựa chọn và thi công công trình nhà xưởng của mình.

 

Đơn vị thiết kế, thi công nhà xưởng uy tín, chuyên nghiệp

  • Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, thi công các công trình công nghiệp và dân dụng. Xây Lắp Đinh Nguyễn chúng tôi cam kết mang tới cho quý khách hàng các dịch vụ thiết kế thi công nhà xưởng chuyên nghiệp và hiệu quả nhất.
  • Đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẽ mang tới cho quý khách hàng những tư vấn và biện pháp thi công chính xác, an toàn và hiệu quả nhất.
  • Thái độ làm việc nhanh chóng, chuyên nghiệp luôn đảm bảo tiến độ của các công trình đồng thời đảm bảo sự an toàn và chắc chắn cho doanh nghiệp.
  • Là đối tác trực tiếp của các nhà cung cấp lớn chúng tôi luôn nỗ lực hết mình để mang đến cho quý khách hàng những sản phẩm chất lượng cao với mức giá cả cạnh tranh nhất thị trường

Mọi nhu cầu thiết kế, thi công nhà xưởng. Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau để được phục vụ tốt nhất.

Công ty TNHH Xây Lắp Đinh Nguyễn

ĐKKD : 140 Đường số 1, Khu phố 2, Phường Hòa Phú, TP. Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương Việt Nam
VPGD : 324 Quốc Lộ 13, Phường Thới Hòa, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, Việt Nam
MST : 370 265 3769
Điện Thoại : 0274 366 28 49
Di động : 0932 130 559
Website : www.xaylapdinhnguyen.com

Nhà xưởng là gì? Khái niệm và chức năng của nhà xưởng

Nhà xưởng là gì? Khái niệm và chức năng của nhà xưởng

11:40 AM, 12/01/2024
Nhà xưởng là một phần quan trọng trong ngành công nghiệp, đó là không gian được thiết kế đặc biệt để thực hiện quy trình sản xuất, chế biến, và lưu trữ hàng hóa
Những sai lầm khi tự mình xin giấy phép xây dựng

Những sai lầm khi tự mình xin giấy phép xây dựng

06:51 AM, 30/11/2023
Trên thực tế có không ít trường hợp người dân tự ý xây nhà nhưng không xin phép. Những trường hợp không được miễn giấy phép xây dựng nhưng lại không có giấy phép hoặc xây sai giấy phép sẽ gặp nhiều rủi ro.
Sàn ô cờ, đột phá trong công nghệ xây dựng mới

Sàn ô cờ, đột phá trong công nghệ xây dựng mới

06:48 AM, 30/11/2023
Sàn ô cờ được coi là bước đột phá của hệ thống xây dựng công nghệ mới. Các công trình sàn phải chú ý vì đây là yếu tố rất quan trọng đối với quá trình xây dựng. Có nhiều loại sàn khác nhau trong xây dựng điển hình như sàn, sàn Tbox, sàn Ubot, và sàn Nevo,…
Những điều cần biết khi xin phép xây dựng nhà xưởng thép tiền chế

Những điều cần biết khi xin phép xây dựng nhà xưởng thép tiền chế

06:52 AM, 30/11/2023
Xây dựng nhà xưởng cần phải có hồ sơ xây dựng cụ thể và đúng theo quy định pháp luật. Hồ sơ giúp đảm bảo quá trình xây dựng ổn định, đảm bảo quyền lợi của hai bên.
Zalo Chat
Gọi ngay: 0932130559